Tin tức in ấn

Các kỹ thuật gia công sau in

Một sản phẩm in hoàn thiện là sự kết hợp giữa in ấn trên bề mặt và gia công sau in. Gia công sau in sẽ giúp cho việc sản phẩm đẹp hơn, đa dạng phong phú hơn về hình thức, tiện lợi cho việc sử dụng, có sức hút đối với đối tượng khách hàng và đặc biệt là giúp truyền tải nội dung sản phẩm tốt nhất. Vậy các kỹ thuật sau in gồm những gì? Hãy để in Thái An cùng bạn tìm hiểu.

Cắt: Do khổ giấy dùng trong in offset thường lớn hơn khổ thực tế của sản phẩm, do đó giấy in xong cần phải qua công đoạn cắt để đưa sản phẩm về đúng kích thước thành phẩm hoặc để tách rời nhiều sản phẩm trên một tờ in. Hầu hết các quy trình sản xuất các loại sản phẩm đều phải qua thao tác này.

Cán màng: Một lớp màng nhựa (PE, PP) được cán/ép lên bề mặt tờ in (1 hoặc 2 mặt) nhằm bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước, tăng thêm tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Có 2 dạng màng:
– Màng bóng làm tăng độ bóng bề mặt, thích hợp cho những sản phẩm cần nổi bật về hình ảnh.
– Màng mờ tạo cảm giác sang trọng cho sản phẩm (sản phẩm sau khi cán màng mờ sẽ cho màu sắc đậm hơn).

Tráng phủ bề mặt: Phủ lên bề mặt giấy một lớp hóa chất nhằm tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt tờ in không bị trầy xước. Có 2 dạng phủ:

– Tráng phủ vẹc-ni.
– Tráng phủ UV, có 2 dạng UV là UV toàn phần (tráng phủ toàn bộ bề mặt tờ in) và UV định vị (chỉ tráng phủ những chi tiết cần thiết).


 

Cán gân: Giấy đi qua máy cán gân, bộ phận chính là 2 trục kim loại, một trục có tạo vân trên bề mặt sẽ ép lên bề mặt tờ in, làm biến dạng và tạo ra các hoa văn.

Dập chìm/nổi:  Kỹ thuật bế nổi hay còn gọi là Letterpress là kỹ thuật tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm – dương.  Kỹ thuật sử dụng cho logo, biểu tượng, phần chữ… muốn nhấn mạnh nổi lên trên mặt phẳng của ấn phẩm. Đối với kỹ thuật này sẽ tạo cho mẫu thiết kế ấn tượng hơn, tăng thêm tính độc đáo cho sản phẩm.

 


Bế: Dùng để tạo ra các sản phẩm có hình dạng phức tạp, không thể cắt bằng máy cắt.
Kỹ thuật bế theo thiết kế hỗ trợ sự đa dạng trong thiết kế của các ấn phẩm in ấn ngày nay như namecard, bao thư, tờ gấp, tờ rơi,… Bế theo thiết kế thỏa mãn hầu hết các kiểu thiết kế, có thể cắt hình, bo các góc…phức tạp mà vẫn thỏa mãn đúng như yêu cầu của thiết kế đưa ra. Đường bế rõ ràng, sắc nét, sát với hình được bế, đúng thông số kích thước thiết kế nên đường bế chính xác, sắc nét và tạo được vẻ nổi bật cho ấn phẩm.


Cấn: Tạo ra các nếp gấp trên sản phẩm. Đối với các ấn phẩm namecard, brochure, tờ rơi, sổ, catalogue, thiệp… cần phải gấp lại thì đường gấp phải được cấn sẵn. Có đường cấn, các ấn phẩm sẽ dễ dàng gấp lại hơn, đường gấp ngay ngắn, liền mạch hơn. Đối với các loại giấy dày, giấy mỹ thuật, giấy có độ cứng nhất định thì đường cấn này còn giúp cho giấy được thẳng, không bị gãy, bị nhăm nhúm khi gấp lại.
Đường cấn thường mảnh nên không ảnh hưởng đến thiết kế.

 


Bế cửa sổ: Thường dùng cho bao thư và các loại hộp giấy. Sản phẩm được bế thủng một ô cửa sổ, sau đó áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt, mục đích để người dùng có thể quan sát được sản phẩm chứa bên trong.

Cấn răng cưa: Dùng cho các sản phẩm như biên lai, hóa đơn, tem… Khác với đường cấn để gấp lại, đường cấn răng cưa chủ yếu dùng cho các ấn phẩm có thể xé rời như các lại voucher,tem, phiếu, vé,… công dụng là để tạo đường đứt quãng giúp lúc ấn phẩm lúc chưa xé rời có sự liền mạch, tạo thành 1 tập hoặc 1 cuốn, lúc cần thiết có thể dễ dàng xé rơi mà không bị rách giấy hay làm nhăn giấy.
Đường răng cưa có thể dài hoặc ngắn tùy theo nhu cầu. đường cấn thẳng, thẩm mỹ, có thể điều chỉnh theo mẫu thiết kế.

Ép kim/ép nhũ: Phần được ép kim sẽ ánh lên sắc kim loại, tạo điểm nhấn đặc biệt cho sản phẩm. Có nhiều màu kim loại để lựa chọn: Bạc, vàng, đỏ, xanh…

Những phần được ép kim trên ấn phẩm tạo nhiều sự thu hút, được sử dụng đa dạng cho nhiều loại ấn phẩm như: namecard, thiệp cưới, voucher, menu, catalogue, túi giấy
Ấn phẩm được in với kỹ thuật ép kim có những chi tiết với độ bóng và hiệu ứng hình ảnh sắc nét, độ bền cao, bề mặt được ép kim bắt sáng. Kỹ thuật ép kim tạo sự sang trọng, hoàn thiện và giá trị cho ấn phẩm.

 


Bắt cuốn: Là công đoạn tập hợp các tay sách lại thành ruột sách.

Đóng cuốnCác sản phẩm nhiều trang sau khi xong cần phải liên kết lại với nhau bằng kỹ thuật đóng cuốn. Có nhiều cách đóng như: phay gáy dán keo, may chỉ dán keo, đóng cuốn bấm kim, đóng lò xo.

 

 

Đóng số nhảy: Thường dùng cho các loại biểu mẫu như biên lai, hóa đơn… Trong đóng số nhảy, các số sẽ được đóng liên tiếp hay một số lặp lại 1 hay nhiều lần, các chữ số đều nhau, cùng font.
Đóng số nhảy tiết kiệm thời gian hơn ghi số bằng tay. Các số đóng trên ấn phẩm có màu mực rõ ràng, chữ số chuẩn, số theo đúng thứ tự.