Tin tức in ấn

Các phương pháp gia công tạo điểm nhấn cho quyển catalogue đẹp và chuyên nghiệp

Một sản phẩm catalogue hoàn thiện là sự kết hợp giữa thiết kế, in ấn trên bề mặt và gia công sau in. Gia công sau in sẽ giúp cho việc sản phẩm đẹp hơn, đa dạng phong phú hơn về hình thức, tiện lợi cho việc sử dụng, có sức hút đối với đối tượng khách hàng và đặc biệt là giúp truyền tải nội dung sản phẩm tốt nhất. Hãy cùng Thái An điểm qua những phương pháp gia công tạo điểm nhấn cho sản phẩm để quyển catalogue trở nên đẹp và chuyên nghiệp hơn:

Phương pháp 1: Cán màng 

Trong ngành in catalogue, in tờ gấp, in kẹp file,  in tạp chí, thường mặt ngoài trang bìa bao giờ cũng cần cán nilon bóng hoặc mờ nhằm:

– Tăng độ dày của sản phẩm.
– Tăng độ bền màu và khả năng đứng thẳng, chống thấm nước.
– Gia tăng độ sáng và độ bóng cho sản phẩm.
– Tránh bụi bẩn (có thể lau sạch bằng khăn ướt, vì có lớp nilon bên ngoài).

Dựa trên độ phản quang bề mặt sản phẩm, người ta chia ra hai hình thức cáng màng: cán bóng và cán mờ.
Cán bóng: Tờ in sau khi được cán màng bóng sẽ có độ bóng sáng. Ví dụ: hầu hết các hộp bánh kẹo đều sử dụng phương pháp cán màng bóng, mục đích của nhà sản xuất muốn thu hút trẻ con và tăng cảm giác sạch đối với sản phẩm.
Cán mờ: Tờ in sau khi được cáng màng cho ta một cảm giác mờ và chìm tạo cảm giác sang trọng, sờ lên bề mặt tờ in sẽ cảm thấy rất trơn láng. Bìa quyển catalogue thường sử dụng phương pháp cán mờ trên giấy couche dày. Mục đích của hãng nhằm tạo nên sự sang trọng và huyền bí đối với các sản phẩm. Bìa catalogue khi cán mờ thường có màu sẩm hơn so với màu khi in ra.

 

Quyển catalogue sau khi đã cán mờ

Phương pháp 2: Kỹ thuật in UV dùng trong in ấn catalogue đẹp

Đây là phương pháp phủ lên bề mặt giấy một lớp hóa chất nhằm tạo độ bóng, sần, phun cát, chữ nổi,.. Ngoài ra kỹ thuật phủ uv cũng góp phần bảo vệ bề mặt tờ in không bị trầy xước. Kỹ thuận in UV được chia làm 2 loại: UV toàn phần và UV từng phần, định hình, cục bộ.

  • UV toàn phần: là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,...Trong trường hợp này, UV sử dụng là vẹc ni UV (UV Vảnish).
  • UV từng phần, định hình, cục bộ: là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,....hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần). Để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa,  khách hàng thường sử dụng phủ UV định vị các điểm cần thiết cho bìa catalogue như logo hay hình ảnh.

Phủ uv định vị, cục bộ

Phương pháp 3: Dập chìm/ nổi

Kỹ thuật bế nổi hay còn gọi là Letterpress là kỹ thuật tạo ra hình ảnh nổi trên bề mặt tờ in bằng cách ép qua một hệ thống khuôn âm – dương.  Kỹ thuật sử dụng cho logo, biểu tượng, phần chữ… muốn nhấn mạnh nổi lên trên mặt phẳng của ấn phẩm. Đối với kỹ thuật này sẽ tạo cho mẫu thiết kế ấn tượng hơn, tăng thêm tính độc đáo cho sản phẩm.

 

Kỹ thuật dập nổi để tạo điểm nhấn cho các yếu tố quan trọng

Phương pháp 4: Ép kim/ép nhũ:

Phần được ép kim sẽ ánh lên sắc kim loại, tạo điểm nhấn đặc biệt cho sản phẩm. Có nhiều màu kim loại để lựa chọn: Bạc, vàng, đỏ, xanh…

Những phần được ép kim trên ấn phẩm tạo nhiều sự thu hút. Ấn phẩm được in với kỹ thuật ép kim có những chi tiết với độ bóng và hiệu ứng hình ảnh sắc nét, độ bền cao, bề mặt được ép kim bắt sáng. Kỹ thuật ép kim tạo sự sang trọng, hoàn thiện và giá trị cho quyển catalogue.

Phương pháp ép nhủ góp phần mang đến quyển catalogue trở nên sang trọng hơn

Với 4 phương pháp trên, Thái An hy vọng bạn sẽ chọn cho mình được phương pháp có thể tạo điểm nhấn cho catalogue đẹp và chuyên nghiệp của bạn. Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ: 098 771 5195 để được tư vấn thêm.

=>> Xem ngay quy cách in catalogue để sở hửu một catalogue chuẩn và ấn tượng