Tin tức in ấn

Đặt tên và thiết kế in ấn hộp giấy dược phẩm

Các công ty Dược phẩm dành rất nhiều chất xám, thời gian và tâm huyết cho việc nghiên cứu công nghệ, thành phần, chất lượng mà đôi khi lơ là trong việc phát triển thương hiệu hay thiết kế hộp giấy để đựng sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu nhưng làm sao để thiết kế không bị nhái theo hay trùng lặp với các ý tưởng đã có trên thị trường. Đã đến lúc các doanh nghiệp dược Việt cần chú ý đến việc đặt tên và thiết kế và in ấn hộp giấy để xây dựng thương hiệu riêng của mình.

Như Sâm nhung bổ thận TW3 phải cạnh tranh mệt mỏi với hàng chục loại Sâm nhung bổ thận trên thị trường, còn các sản phẩm tiểu đường dành cho người già thì theo bạn Hộ Tạng Đường với cái tên  hán việt gần gũi dễ nhớ hay diabetna với tên tiếng anh khó đọc, khó viết thì sản phẩm nào có ưu thế hơn khi tiếp cận với người tiêu dùng và các nhà thuốc. Các công ty dược phẩm phải đảm bảo rằng tên thương hiệu là một cái tên đơn giản, dễ phát âm, dễ nhớ, gợi liên tưởng đến bệnh, bảo hộ được và sẵn tên miền.

 

 

 

 

Có 1 số cách đặt tên sản phẩm trong ngành Dược

+ Tên hán việt (tổ hợp từ 2 hoặc 3 âm tiết, đặt theo công dụng sản phẩm): An trĩ vương (bệnh trĩ), Ích Giáp Vương (liên quan đến tuyến Giáp), Tràng Phục Linh (đại tràng), Linh Tự Đan (phương thuốc cầu có con), hay Kim Miễn Khang (bệnh tự miễn)

+ Một số từ thường được ghép thành tên hán việt như Linh, Đơn, Khang, Kim, Hoàng, Vương

+ Tên tiếng anh (ghép các từ, âm tiết) theo các cách

- Tên theo nguyên liệu chính: Nattospes, CumarGold
- Theo bệnh bằng tiếng anh: Goodnight (giấc ngủ), Cebraton, Maxxhair, 
- Tên vừa theo đối tượng vừa dùng nguyên liệu chính: Kidsmune, 
- Tên theo mục đích và dạng bào chế: Spacaps (Spa: làm đẹp và Capsul: viên nang)
- Tên bệnh tiếng việt viết liền, không dấu như tiếng anh: Tottri, Boganic, Antrinano, Anvitra, 
- Tên ngắn gọn, dễ nhớ: Jex, Lic, Qik…

+ Tên thương hiệu chùm chỉ khác nhau theo từng sản phẩm: Nhất nhất, Phúc vinh, Nam Dược

Về thiết kế hộp giấy, đầu tiên phải xác định được ai sẽ là khách hàng của bạn là việc quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế. Sản phẩm của bạn được sử dụng bởi nam giới, nữ giới hay cả hai? Người lớn hay trẻ nhỏ? Đối tượng khách hàng chính có quan tâm tới vấn đề môi trường hay không? Thu nhập của họ cao, trung bình hay thấp? Những sản phẩm cho người già có lẽ phải cần những đoạn chữ lớn, tên dễ nhìn. Những người có thu nhập cao thì lại yêu cầu sản phẩm phải có độ tinh tế, sang trọng, thiết kế đơn giản.

Bạn bán sản phẩm qua kênh nhà thuốc hay online là chủ yếu. Vì nếu bán nhà thuốc thì bao bì cần to để nổi bật khi trưng bày, còn nếu bán online thi cần gọn nhỏ để tiện khi vận chuyển và giá cước là tối ưu nhất

- Màu sắc: Phù hợp với thẩm mỹ của khách hàng mục tiêu và công dụng sản phẩm. Nữ thích màu đỏ, hồng, tím. Nam thích màu đen, nâu. Các sản phẩm dùng cho sinh lý nữ thường chọn màu đỏ thể hiện sự gợi cảm,

- Đưa slogan, định vị sản phẩm lên vỏ hộp: Kem bỏng Kare, Dịu bỏng rát, hết sẹo thâm hay Gel nghệ Nano siêu hấp thu Decumar

- Đưa thế mạnh sản phẩm lên bao bì: Scurma Fizzy – Viên sủi Nano Curcumin đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Đây là một phần thông tin sẽ được chia sẻ trong workshop: “QUY TRÌNH TUNG THÀNH CÔNG SẢN PHẨM MỚI” gồm 8 bước
1. Hình thành ý tưởng ý tưởng sản phẩm mới
2. Sàng lọc ý tưởng
3. Thẩm định dự án sản phẩm mới
4. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
5. Thiết kế bao bì sản phẩm mới
6. Thử nghiệm sản phẩm mới
7. Xây dựng chiến lược 4P cho sản phẩm
8. Chiến dịch tung sản phẩm mới