Tin tức marketing

Bao bì sản phẩm, nhãn mác hàng hóa- vũ khí không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp

Không còn đơn thuần chỉ là “vật chứa” thông tin thương hiệu, bao bì sản phẩm( túi giấy; hộp giấy, chai lọ)/ tem nhãn ( nhãn dán chai lọ, tem bảo hành, tem decan vỡ...) còn được tích hợp với công nghệ số tạo nên sự bất ngờ thú vị cho khách hàng.

Chuyển tải thông tin thương hiệu

Nếu như thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc gợi nên ở người tiêu dùng thì bao bì sản phẩm/ tem dán/ nhãn dán chai lọ chính là sự cụ thể hóa của những hình ảnh và cảm xúc ấy. Thương hiệu chuyển tải các giá trị, thông tin của mình qua hình dạng, chất liệu, màu sắc, font chữ, biểu tượng. Cũng giống như con người, khi khoác lên mình những bộ cánh khác nhau sẽ nhận được sự tán thưởng, trọng vọng khác nhau của xã hội. Không chỉ là vật để đựng, bao bọc mà bao bì/ hộp đựng sản phẩm/ tem dán/ nhãn dán còn mang theo câu chuyện và hình ảnh của một đất nước, một chỉ dẫn địa lý, một niềm tự hào, một truyền thống, một bí quyết trăm năm... giúp doanh nghiệp bán hàng và xây dựng sự trung thành của khách hàng.

 

 

Có những thương hiệu coi nhãn dán như một tác phẩm nghệ thuật và mời các nghệ sỹ tạo hình nổi tiếng vẽ hoặc thiết kế sau đó đưa ra trưng bày như những tác phẩm thực thụ. (hãng Leeuwin Estate của Australia thuê các họa sỹ vẽ nhãn rượu vang cho mình, thương hiệu Absolute Vodka của Thụy Điển mời họa sỹ nổi tiếng Andy Warhol thiét kế hình vẽ trên vỏ chai của mình). Thế nhưng thế giới đã chuyển qua thời đại công nghệ số, bao bì sản phẩm/ nhãn dán cũng phải thay đổi để có thể kể câu chuyện thương hiệu của mình thông qua các kênh truyền thông mà người tiêu dùng thường xuyên sử dụng, đặc biệt là qua các thiết bị truyền thông thế hệ mới (smart handset).

Nhãn dán của hãng rượu vang Leeuwin Estate

Bao bì sản phẩm( túi giấy; hộp giấy, chai lọ)/ tem nhãn ( nhãn dán chai lọ, tem bảo hành, tem decan vỡ...)thông minh lên ngôi

Khi người tiêu dùng bớt đọc báo (không chỉ báo in mà còn cả báo mạng), xem tivi mà dành phần lớn thời gian lên mạng, đặc biệt là qua smart handset, thách thức của các nhà kinh doanh là làm sao thu hút được sự chú ý và đặc biệt là sự tương tác với khách hàng qua kênh này.

QR code xuất hiện trên bao bì/ nhãn mác

 

Có thể coi dự án bán hàng ra đời ở Hàn Quốc qua QR code như một dấu ấn quan trọng của việc phát triển bao bì thông minh. Trên bến đợi tàu điện ngầm, người ta để một dãy sản phẩm có QR code. Người mua chỉ việc quét QR code và thanh toán qua điện thoại thông minh là hàng được chuyển tới nhà. Hành vi tiêu dùng cũng ngày càng thay đổi, khách hàng giờ chỉ cần tới cửa hàng, chụp hình sản phẩm mình cần mua và có thể thanh toán ngay qua điện thoại mà không cần qua quầy thu ngân. Khán giả xem ca nhạc giờ không cần tới nơi hay gọi điện đặt vé mà chỉ cần quét QR code hoặc chụp hình poster là đã có thể đặt được vé... những thay đổi nhanh chóng này buộc các doanh nghiệp phải tìm cách tương tác nhiều hơn với khách hàng và mang lại cảm xúc cho họ.

Thế giới đã chuyển qua thời đại kỹ thuật số với việc công nghệ và smart phone đã đi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, bao bì/ tem nhãn cũng buộc phải chuyển mình để tiếp cận hiệu quả và sáng tạo nhất với người tiêu dùng.